X

Bạn cần tư vấn ?

    CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ COCORO

    CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ COCORO

    CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ COCORO

    359D Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
    Hotline: (028) 5449 6326
    Email: info@cocoro.com.vn
    Việt Nam Japan
    Thực tập sinh Nhật Bản là gì? Tu nghiệp sinh Nhật Bản là gì? Khác nhau như thế nào?

    Thực tập sinh Nhật Bản là gì? Tu nghiệp sinh Nhật Bản là gì? Khác nhau như thế nào?

    1. Chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản 2018

    Khái niệm

    Tu nghiệp sinh Nhật Bản là chương trình tiếp nhận người lao động nước ngoài và hỗ trợ cho họ học tập những kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức về nghề nghiệp cũng như các ngành sản xuất của Nhật Bản.

    Thời gian tu nghiệp tại Nhật Bản

    Từ 6 tháng đến 1 năm

    Nơi tu nghiệp

    Các địa điểm nhà máy, xí nghiệp tại Nhật Bản.

    Tư cách lưu trú

    Khi tham gia chương trình tu nghiệp sinh thì những người tham gia sẽ được cấp lưu trú dưới tư cách “Tu nghiệp”
    Do đây là chương trình đào tạo nên người tham gia (tu nghiệp sinh) phải trải qua quá trình đào tạo với hai nội dung là “Tu nghiệp tổng quát” và “Tu nghiệp thực tế”.

    Tu nghiệp tổng quát: được giảng dạy về tiếng Nhật, văn hóa, các quy tắc lao động – làm việc, huấn luyện về sản xuất và một số nội dung khác.

    Tu nghiệp thực tế: làm việc thực tế tại các cơ sở sản xuất, xí nghiệp theo đúng kỹ năng đã học.

    Chương trình đưa lao động Việt Nam sang tu nghiệp sinh Nhật Bản được thực hiện bắt đầu từ năm 2006.

    Quyền lợi của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản

    - Được nhận vào tu nghiệp tại một công ty Nhật Bản.

    - Sau khi sang Nhật trong 10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ khoảng 80.000 yên/tháng (hơn 16 triệu đồng) trong năm đầu.

    - Từ năm thứ hai trở đi tu nghiệp sinh phải thi tuyển để lấy bằng nghề của Nhật, nếu thi đỗ và có bằng nghề thì sẽ được gọi với tư cách mới là “Thực tập sinh”, được nhận lương theo hợp đồng trương đương với lương người Nhật tập sự theo quy định của Luật lao động tiêu chuẩn Nhật Bản.

    - Trong trường hợp tu nghiệp sinh phải về nước trước khi kết thúc thời hạn hợp đồng vì lý do công ty Nhật Bản không còn việc để làm hay bị phá sản và tổ chức Nghiệp Đoàn không thể tìm được nơi làm việc khác tiếp nhận thì trong thời gian còn lại của hợp đồng, tu nghiệp cứ mỗi tháng sẽ được nhận khoản tiền hỗ trợ là:
    + Trong năm thứ 1: 48.000 yên/tháng x số tháng còn lại của năm đầu tiên
    + Trong năm thứ 2 (từ tháng 13 đến tháng 24): 54.000 yên/tháng x số tháng còn lại
    + Trong năm thứ 3 (từ tháng 25 đến tháng 36): 60.000 yên/ tháng x số tháng còn lại.

    - Sau khi hoàn thành hợp đồng tu nghiệp, về nước đúng thời hạn sẽ được hỗ trợ một khoản tiền để tái hòa nhập và phát triển sự nghiệp như sau:
    + Đối với tu nghiệp sinh đi tu nghiệp theo hợp đồng tu nghiệp 03 năm: hỗ trợ 600.000 Yên (hơn 120 triệu đồng)
    + Đối với tu nghiệp sinh đi tu nghiệp theo hợp đồng tu nghiệp 01 năm. hỗ trợ 200.000 Yên (hơn 40 triệu đồng)

    Nghĩa vụ

    - Người lao động phải chấp hành các quy định của pháp luật Nhật Bản và Quy tắc tu nghiệp.
    - Tuân thủ đúng hợp đồng tu nghiệp đã ký kết với công ty tiếp nhận Nhật Bản.
     

    2. Chương trình thực tập sinh Nhật Bản

    Khái niệm

    Thực tập sinh Nhật Bản là chương trình giúp tu nghiệp sinh sử dụng những kỹ năng mà mình được học tập và thành thạo để áp dụng vào công việc thực tế tại Nhật Bản với mối quan hệ chủ - thợ.

    Thời gian thực tập

    Tổng thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ năng không quá 3 năm. Thời gian tu nghiệp dưới 6 tháng sẽ không được tham gia thực tập kỹ năng.

    Nơi làm việc

    Nhà máy, xí nghiệp đã trải qua tu nghiệp

    Tư cách lưu trú

    Chuyển từ tư cách “Tu nghiệp” sang “Hoạt động chỉ định đặc biệt”.

    Quyền lợi của Thực tập sinh Nhật Bản

    Có quyền lợi quan trọng của thực tập sinh tại Nhật Bản trong các mục:
    - Thu nhập
    - Giờ giấc làm việc
    - Nghỉ phép
    - Nghỉ lễ
    - Tham gia bảo hiểm xã hội
    - Khám chữa bệnh
    - Nghỉ ốm
    - Nghỉ việc riêng
    - Trợ cấp khi thôi bảo hiểm

     

    Như vậy đến đây chúng ta tạm hiểu là chương trình Tu nghiệp sinh là bước khởi đầu của chương trình Thực tập sinh Nhật Bản. Như đã nói ở mục quyền lợi của tu nghiệp sinh, nếu thi đỗ và có bằng nghề thì bạn sẽ được gọi với tư cách mới là "thực tập sinh" và được hưởng lương theo hợp đồng của nhà máy, xí nghiệp tương đương với người Nhật.

     

    Nếu bạn có những câu hỏi cần được giải đáp về các chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản hãy bấm nút Đăng ký tư vấn hoàn toàn miễn phí

     

    3. Những điểm khác biệt giữa thực tập sinh và tu nghiệp sinh Nhật Bản

    - Tu nghiệp sinh Nhật Bản là đối tượng học tập chứ không phải lao động nên không phải áp dụng luật Lao động và được đối xử và bảo hộ theo luật Nhập cảnh của Nhật Bản.

    - Thực tập sinh Nhật Bản là những tu nghiệp sinh sau khi đã kết thúc thời gian học tập (
    1 năm) và đạt được trình độ năng lực cấp 2 ( qua kỳ thi hoặc kiểm tra) sẽ được tiếp tục lao động tại đơn vị thực tập với tư cách là công nhân lao động. Lúc này thực tập sinh là đối tượng được áp dụng Luật Lao động và Luật Bảo hiểm quốc gia như những người làm công bản xứ.

    - Tiền lương: tu nghiệp sinh được nhận trợ cấp sinh hoạt còn thực tập sinh nhận lương theo hợp đồng.


    - Bảo hiểm: tu nghiệp sinh được áp dụng tiền trợ cấp quốc gia, bảo hiểm sức khỏe quốc gia và phải tham gia bảo hiểm tư nhân. Trong khi thực tập sinh bắt buộc tham gia Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm lao động.

    4. Các công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay tiếp nhận tuyển chọn theo chương trình nào?

    Xuất khẩu lao động Nhật Bản là khái niệm chung dùng cho hình thức đưa lao động Việt Nam sang học hỏi và làm việc tại Nhật Bản dù cho bạn có đi theo diện tu nghiệp sinh, thực tập sinh hay kỹ sư, kỹ thuật viên.

    Từ năm 2012 đến nay, vì nhu cầu nguồn nhân lực làm việc tại Nhật tăng cao, thay vì tuyển tu nghiệp sinh đào tạo mất 1 năm như trước, các xí nghiệp, nhà máy phối hợp với nghiệp đoàn thay đổi chương trình "tu nghiệp sinh" sang "thực tập sinh kỹ năng".

    Nếu như tu nghiệp sinh phải thi tuyển và có chứng chỉ mới được ký hợp đồng từ năm 2, thì người lao động giờ đây được ký hợp đồng luôn từ tháng thứ 2 sinh sống tại Nhật Bản, có cơ hội tích lũy được số tiền cao hơn sau khi về nước.


    Hiện tại, chỉ còn phổ biến hình thức xin VISA Thực tập sinh để đi lao động, nhưng thuật ngữ Tu nghiệp sinh đã dùng từ lâu và quen thuộc với chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản nên vẫn còn được nhiều người sử dụng.

    Sự nhầm lẫn giữa hai hình thức này không gây ảnh hưởng gì đến hướng đi của người lao động, và về bản chất nó vẫn là hình thức xuất khẩu lao động sang quốc gia tiên tiến hơn.

    Có một thời gian nhiều người hiểu nhầm chương trình thực tập sinh là du học vừa học vừa làm. Điều này là hoàn toàn sai, do bộ phận tư vấn của các công ty du học Nhật muốn lôi kéo người lao động tham gia. Hoàn toàn không có chương trình du học vừa học vừa làm Nhật Bản. Thuật ngữ du học vừa học vừa làm là khi tiếp nhận sinh viên, trường xác định cho học viên học nửa buổi và làm nửa buổi ở nơi trường chỉ định. Con du học Nhật là các sinh viên đi làm “chui”.

    Tóm lại, Visa hiện tại là thực tập sinh, còn các bạn có thể hiểu theo hướng Thực tập sinh hay tu nghiệp sinh đều được. Và hoàn toàn có thể hiểu theo nghĩa:

    - Đối với những công việc yêu cầu kinh nghiệm trước như: cơ khí, may mặc, công nghệ, xây dựng: gọi là tu nghiệp sinh dành cho những ngành nghề yêu cầu cao về tay nghề.
    - Đối với những công việc không yêu cầu kinh nghiệm như: chế biến thực phẩm, nông nghiệp, điện tử,... gọi là thực tập sinh kỹ năng.

    Hy vọng những thông tin này có thể giải đáp thắc mắc cho bạn về khái niệm tu nghiệp sinh, thực tập sinh. 

     

    Trích nguồn : https://laodongnhatban.com.vn

     

    Facebook chat